Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

CÙNG VỊNH THƠ ĐƯỜNG




Vịnh bông sen mùa thu 
Luật bằng vần bằng 
秋蓮詠 THU LIÊN  VỊNH 

嫣観榜浪獨蓮花
下澤清情靖自姱
両鳥横飛临喜儛
双亀往去會歓撾
中時及樂兄哥聚
末世留平弟子叉
地可天霛從水玉
秋風顺勑出香龢
 Dịch nghĩa Hán Nôm
THU LIÊN VỊNH
Yên quan bảng lãng độc liên hoa.Hạ trạch thanh tình tĩnh tự khoa.
Lưỡng điểu hoành phi lâm hỷ vũ.

Song quy vãng khứ hội hoan qua.

Trung thời cập lạc huynh ca tụ.

Mạt thế lưu bình đệ tử xoa.

Địa khả, thiên linh, tòng thủy ngọc.

Thu phong thuận lại xuất hương hoà.
 
GIẢI NGHĨA:
Ở phương đông, bông sen thường rộ nở vào mùa hạ. Chớm đầu thu sen tàn dần và chỉ những gốc sen khỏe lại được may mắn mọc trên vùng đất tốt mới còn nở hoa về mùa thu.
      Điều ấy hàm ý hoa nở không đúng mùa (hết thời) nhưng sâu sắc hơn, tác giả muốn diễn trải lòng mình khi đã qua cái thời trai trẻ đương xoan và những tháng năm hăng say công tác cống hiến cho sự nghiệp chung đầy phong độ và đương nhiên cũng có chút quyền hành trong cái vị quan trường.
     Chữ “ - yên” nghĩa là rực rỡ đẹp một cách đặc biệt ấn tượng. Vẻ đẹp ấy khiến người ta phải để ý; hơn nữa cả đầm sen tàn chỉ còn lại một bông hoa sen gọi là Thu Liên nên đáng nhìn lắm chứ. Một đôi chim đang bay trên trời cao tự tình da diết cũng phải dừng chân, chao nghiêng đôi cánh trắng để chào sen và ngắm nhìn sen thu. Một đôi rùa dù chủ yếu là ăn sâu dưới đáy lòng đầm cũng phải ngoi lên hoan hỷ vây quanh đóa hoa sen rực rỡ giữa đầm thu.
Câu đề, câu thực đã mở ra thật rõ ràng và gây ấn tượng bằng lối nhân cách hóa hai loài vật chim trời, cá nước nhìn sen thu và trao gửi thông điệp tự nhiên khi những cơn heo may đang dần đến.
    Tác giả chuyển sang câu luận khá đột ngột khi thổi luồng tư tưởng con người vào sen thu và sen thu tâm sự những quy chuẩn đời thường thật dễ hiểu, đó là cái thói quen mang tính bản năng luôn ngự trị trong con người. Lúc ta giàu có và quyền thế khách không mời tìm đến khá nhiều; còn khi ta đã về hưu thôi quyền, mất chức thì đến loại tầm thường như bướm(các đệ tử chân tay) còn khó làm quen họ đều xua tay (XOA) khi ta cần họ. Hai câu luận này so sánh thật dễ hiểu về việc  phân biệt con người với các loại sinh vật khác. Suy cho cùng loài chim bay trên trời và loài cá bơi dưới nước còn có tình hơn các “huynh ca và đệ tử” dù họ là những con người hiện đại thời nay.
      Câu luận đã đủ để dẫn bài thơ chuyển sang câu kết mang tính tư tưởng tích cực lạc quan tự răn mình cũng là góp ý kiến nhỏ nhoi với đời:
 Địa khả, thiên linh, tòng thủy ngọc. Thu phong thuận lại xuất hương hoà.
Tác giả tự khẳng định khi con người được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh tốt ( địa khả, thiên linh) và lại được học tập, rèn luyện trong môi trường chuẩn mực thì dù có hết thời họ vẫn có ích cho đời và ung dung, tự tại, bình tâm, không đòi hỏi, không bon chèn, kèn cựa; trái lại họ tiếp tục cống hiến cho đời theo khả năng của họ. Thật may trong xã hội ta đang có rất nhiều người như vậy các bạn ạ.
      Tôi xin tạm dịch ý bài thơ Đường Hán Nôm này theo đúng luật bằng vần bằng như sau:
 VỊNH BÔNG SEN MÙA THU
Nhìn xa thấp thoáng một bông sen.Dưới mặt hồ xanh tựa lửa nhen.Lạ mắt chim trời tung cánh trắng.Vui chân cá nước lượn vây đen.
Đương thời không hẹn… ong tìm đến.Mạt vận chờ mong… bướm khó quen.Đất tốt trời thiêng hương tỏa ngát.
Ung dung tự tại chẳng bon chèn.
     Mỗi bài thơ Đường đếu có ý thâm sâu và sự mài     rũa con chữ khá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Mọi lời dịch cũng chưa thể bao hàm trọn nghĩa vì vậy mời các bạn tiếp    tục dịch, bình và họa cho cái thỏi Đường Thi này.


XIN ĐĂNG NGUYÊN VĂN LỜI DỊCH THƠ CỦA NHÀ THƠ NHÀ GIÁO ĐINH DUY ĐANG ĐẤT TỔ VUA HÙNG:

BÔNG SEN MÙA THU

Thốt nhiên chợt thấy sen hồng
Một bông cuối hạ vẫn nồng sắc hoa
Đôi chim nhảy nhót hót ca
Đôi rùa ngoi nước để mà ngó sen

Đang mùa có lắm người khen
Đến khi tàn tạ làm quen khó rồi
May thay đất tốt nhờ trời
Hương hoa tỏa ngát vẫn cười gió thu


DIZIKIMI
----------------------------------------------- 
XIN ĐĂNG NGUYÊN VĂN BÀI HỌA 
CỦA NHÀ THƠ NGÔ THÁI - PHÚ THỌ


Hoạ: VỊNH BÔNG SEN MÙA THU

                      - NGÔ THÁI -




Xa xa...Hồ nước nhú bông Sen.
Mở ảo trong sương...tưởng ngọn đèn.
Ngan ngát hương thơm...mây gió thoảng.
Lung linh sắc thăm...lá cành nhen.
Đang mùa nở rộ... gần xa đến.
Vãn cảnh, lụi tàn...đây đó quên!
Vận tốt, gặp thời, bao lộc hưởng.
Mặc đời biến đổi...chẳng đua chen!

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

NGÀY GIỖ CỦA ANH


 MỘT NĂM ĐÃ TRÔI QUA KỂ TỪ NGÀY BÀI VIẾT NÀY ĐĂNG TRÊN BLOG VÀ ĐÃ ĐƯỢC CÁC BẠN GẦN XA ĐỒNG CẢM SẺ CHIA. VỚI MỤC ĐÍCH CÙNG ÔN LẠI NHỨNG KỶ NIỆM THIÊNG LIÊNG VÀ XÚC ĐỘNG ĐẦY ĐẶN TÌNH NGƯỜI TRÊN LÀNG ẢO SÔNG MƠ, HÔM NAY TÔI XIN ĐĂNG LẠI TOÀN BỘ BÀI NÀY ĐỂ CÁC BẠN CÙNG XEM LẠI VÀ CÙNG THẮP NÉN TÂM NHANG TƯỞNG NHỚ CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH VÌ TỔ QUỐC QUÊ HƯƠNG DÂN TỘC. 
XIN CÁC BẠN KIÊN TRÌ GIÀNH CHÚT THỜI GIAN ĐỂ ĐỌC BÀI VIẾT KHÁ DÀI NÀY CỦA CỘNG ĐỒNG BLOG ĐÃ GÓP CHUNG NHƯ MÓN QUÀ THIÊNG LIÊNG GỬI TỚI CÁC ANH NƠI VĨNH HẰNG SIÊU THOÁT.
Tôi xin đặt những lời cảm tạ này lên đầu
trang để các bạn dễ nhận ra.


     Khi đăng bài viết này, mẹ và gia đình tôi đã
nhận được sự sẻ chia chân thành của các bạn bloger trong và ngoài nước. Chúng
tôi vô cùng xúc động không thể cầm nước mắt trước tình cảm mà các bạn giành
cho. Tôi đã trích đăng một số lời tâm sự dưới các thể loại khác nhau trên bài
viết của mình để các bạn dễ theo dõi. Tôi đã biên tập và in ra toàn bộ lời bình
của các bạn thành một tệp gồm 40 trang A4 để lưu giữ làm kỷ niệm thiêng liêng
vô giá. Trong ngày giỗ của anh trai tôi, Liệt sĩ Ngô Đảo Tư, chúng tôi sẽ đặt những
lời ân tình của các bạn lên bàn thờ anh, sau đó sẽ đốt cháy và đổ rượu vào gửi
tới anh với hy vọng ở cõi vĩnh hằng, Anh và các đồng đội sẽ đọc được những lời
chia sẻ chân thành và sâu sắc trên đây của các bạn.


      Xin
trích lời của con trai tôi là Ngô Minh Tuấn, lớp người sinh ra sau chiến tranh
để cảm tạ tấm chân tình của các bạn gần xa:

    

“Nếu bác đọc được những dòng chữ ân tình, xúc động trên trang web này, bác
sẽ thấy cõi trần gian trên quê hương mình còn nhiều người tốt lắm. Dù chưa gặp
bác lần nào nhưng họ vẫn gửi lời sẻ chia, thương nhớ vì bác của cháu và các đồng
đội là người đã hiến dâng tất cả cho hòa bình, độc lập, tự do. Cháu tự hào về
bác và vô cùng thương nhớ người bác ruột thịt kính yêu của mình”.
  



NGÀY GIỖ CỦA ANH

Kính tặng Anh trai - Liệt sĩ Ngô Đảo Tư




Ngày giỗ của anh cả nhà biết được đâu,
Đành tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ.
Anh hy sinh trên chiến trường diệt Mỹ.
Giấy báo tử nhòa nước mắt người thân:

“Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin,
Liệt sĩ Ngô Đảo Tư đã hy sinh anh dũng
Tại mặt trận phía Nam …”. Ký tên và dấu đóng.
Tất cả tuổi xuân của một con người
Vĩnh biệt cõi đời.
Câu trả lời chỉ  vẻn vẹn có vậy thôi.

Làm sao biết ngày hy sinh để giỗ?
Đành lấy ngày thương binh liệt sĩ,
Thắp nén hương sâu tưởng nhớ tới anh,
Cùng biết bao người Liệt sĩ vô danh…

Khi đất nước đã thanh bình trở lại,
Gia đình mình được địa phương ưu đãi,
Gửi tặng một nghìn viên ngói Hương Canh,
Góp phần thay cái mái nhà tranh,
Ngày anh ra đi chưa kịp làm cho mẹ.
Thật trân trọng đó là quà tình nghĩa.
Quê hương nghèo đùm bọc nỗi thương đau.
Cũng vơi phần nào nỗi cực nhọc, âu sầu,
Quệt bã trầu cay mẹ cưởi mỏm mẻm.

Nhà mình ở sâu trong ngõ hẻm.
Mặt đường to người ta nhận phần rồi.
Mẹ muốn tìm một chỗ để ngồi,
Bán mớ rau, hoa, quả vườn thơm ngọt,
Nhặt nhạnh những đồng tiền chân thật,
Chắt chiu để giành lo ngày giỗ cho anh,
Mà nhiều khi cũng phải cạnh tranh,
Nơi góc chợ với hàng tôm, hàng cá.
Cả đời mẹ tảo tần vất vả,
Vẫn mỏi mòn nâng "Bầu Sữa Tâm Linh",
Đúng ngày con trai đầu của mẹ hy sinh.
Và mẹ bảo : “Đó mới là ngày Giỗ !”...


 

TÔI ĐÃ CÙNG MẸ VÀO MIỀN NAM ĐỂ TÌM
NƠI ANH TÔI HY SINH  MÀ CHƯA THẤY
MẸ ĐÃ ĐƯỢC TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO MỸ PHỎNG VẤN TẠI NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN.

Xin thay mặt Mẹ và gia đình tôi xin chân thành cảm ơn sự sẻ chia của các bạn về nỗi đau thương mất mát lớn lao này.                       Bài và ảnh : Ngô Toàn ThắngLỜI TÂM SỰ CỦA NGÔ THÁI - ĐẤT TỔ HÙNG VƯƠNG

Để chân lý,niềm tin sáng ngời trong chiến thắng,

Biết bao người cống hiến tuổi thanh xuân,

Nhận lấy tự do, thanh thản chốn trầm luân,

Bởi kiếp trần gian đã sống vì nghĩa lớn,

Đã đổ máu đào, tô thắm đường ra trận.

Xin kính thành dâng những nén hương sâu.

Một phút lặng im tưởng nhớ, nguyện cầu…

Cho các anh đã hy sinh trước ngày toàn thắng.

Xin nghiêng mình đặt những vòng hoa trắng.

Ngước mắt nhìn lên trên tĩnh lặng, thanh cao:

Những linh hồn siêu thoát – những vì sao,

Lấp lánh, lung linh, muôn đời, không tắt.

Khúc dân ca vẫn reo cùng gió ngàn dào dạt,

Trở mây bay về những đỉnh đèo.

Mãi trường tồn bên ghềnh đá cheo leo,

Những dấu chân của những người bất tử.


Trích đăng lời bình của Nhà thơ Huyền Diệu - Quảng trị:

       Cả
nước đang hướng tới kỷ niệm 63 năm ngày TBLS. bài thơ của anh viết về Người Mẹ,
Người Anh trong dịp này cũng là để Xã hội thêm một lần nữa nhìn lại những chính
sách ưu đãi đối với Gia đình liệt sĩ, nhất là những Người Mẹ Anh hùng có những
người con anh hùng - Những Người Mẹ đã từng hy sinh thầm lặng trong chiến tranh
và bây giờ tiếp tục thầm lặng chịu đựng thiệt thòi trong xã hội.. Xin chia sẻ
cùng anh nổi buồn này của Mẹ:


Nhà
mình ở sâu trong ngõ hẻm.


Mặt
đường to người ta nhận phần rồi.


Mẹ
muốn tìm một chỗ để ngồi,


Bán
mớ rau, hoa, quả vườn thơm ngọt,


      Để làm gì ?
Chỉ để mong dành dụm ít tiền lo cho ngày giỗ của Con . Thế mà cũng không được !
Vậy mà


Mặt
đường to người ta nhận phần rồi.



lẽ điều mà Xã hội vinh danh ...thật sự chưa ưu đãi cho những Người đã hy sinh
tất cả vì Độc lập của dân tộc. Nhưng thôi ! dẫu sao Mẹ vẫn còn sức khỏe, vẫn
còn những người con, người cháu ...luôn ở bên Mẹ. lo lắng, chăm sóc cho Mẹ; cầu
mong Mẹ được bình an, vui vẻ...trong tuổi già !


Ngày
giỗ của anh cả nhà biết được đâu,


Đành
tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ.



:


Đúng
ngày con trai đầu của mẹ hy sinh.


      Và
mẹ bảo : “Đó mới là ngày Giỗ !”...


Lòng
Mẹ luôn mênh mông, cao cả...chúng ta không thể nào nhìn thấu được, vì sao ? vì
đơn giản Người Mẹ luôn hy sinh thầm lặng, luôn chịu đựng nén đau khổ vào trong,
ít bao giờ thổ lộ ...Ngày giỗ của anh là ngày nào...Ngày sinh, ngày anh
lên đường nhập ngũ,  ngày nhận báo tử, ngày thương binh liệt
sĩ... cũng chỉ là ngày tượng trưng. Dường như ngày nào trong lòng Mẹ cũng
nhớ về anh, Vậy thì trong sâu thẳm trong lòng Mẹ, ngày nào cũng có thể là ngày
"Giỗ" của đứa con bạc mệnh của mình !


Anh đã tan hòa vào vũ trụ,

Là trăng, là gió, là mây ngàn...

Anh viết thời gian thành bất tử.

Linh hồn lưu giữ khắp không gian.

LỜI TÂM SỰ CỦA NHÀ THƠ, NHÀ GIÁO ĐINH DUY ĐANG - PHÚ THỌ


Thân gửi
Anh Ngô Đảo Tư



"Không nỗi đau nào của riêng ai"

Càng đau xót trong những ngày này :


NGÀY
THƯƠNG BINH ,LIỆT SỸ!

Anh Tư có cùng tuổi tôi không nhỉ?

Nếu Anh còn giờ cũng chạc tuổi tôi!

Thế mà giờ Anh đã xa rồi!!!

Anh ngã xuống để cho Bầm,




Anh em tôi
và bao người vui sống.

Bài viết của Thắng về Anh biết bao xúc động

Giây phút này tôi biết nói gì hơn?!

Chỉ biết gói ghém vào hai chữ: BIẾT ƠN

Thắp nén tâm nhang vọng về nơi Anh yên nghỉ

Thế là ta đã quen nhau rồi nhỉ?

Quen Thắng, quen Anh ...ta bốn bể ANH EM

Đất nước mình rồi sẽ đẹp giàu thêm

Trong lòng Mẹ, trong tâm
trí anh em tôi,

Trong tất cả mọi người,


Anh trẻ mãi và sẽ còn
sống mãi.



Trích đăng lời bình của Bạch Thiên Hương-Hà Nội:


Đọc bài thơ " NGÀY GIỖ CỦA ANH" kính tặng anh trai là liệt sĩ
Ngô Đảo Tư, tôi thực sự bồi hồi xúc động


Ngày
giỗ của anh cả nhà biết được đâu,


Đành
tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ.


Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ ác liệt có biết bao người con, người chồng, người cha, người anh,
người chị... ra đi theo tiếng gọi của non sông không bao giờ trở lại. Cuộc
chiến hào hùng của dân tộc đầy đau thương và mất mát để đổi lấy nền độc lập tự
do cho dân tộc hôm nay. Người anh trai yêu quý của thầy Thắng cũng là một trong
vô vàn những chiến sĩ quả cảm đã nằm lại trên chiến trường diệt Mỹ. Và có lẽ
thân xác các anh đã hòa chung vào non nước quê hương rồi. Giấy báo tử chỉ vẻn
vẹn mấy câu:


“Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin,

Liệt sĩ Ngô Đảo Tư đã hy sinh anh dũng

Tại
mặt trận phía Nam
…”.


Anh ra đi giữa lúc tuổi xuân phơi phới. Lời thơ nghen ngào như tiếng
nấc tân sâu thẳm đáy lòng:


Tất
cả tuổi xuân của một con người


Vĩnh
biệt cõi đời.


Câu
trả lời chỉ  vẻn vẹn có vậy thôi.


Vĩnh biệt cõi đời, vĩnh biệt người thân, vĩnh biệt tuổi xuân....Nỗi
buồn nhức nhối lòng người thân khi


Làm
sao biết ngày hy sinh để giỗ?


Và đành lấy ngày tưởng nhớ chung của dân tộc: Ngày thương binh liệt sĩ
làm ngày giỗ cho anh!


Đành lấy ngày thương binh liệt sĩ,

Thắp
nén hương sâu tưởng nhớ tới anh,


Cùng
biết bao người Liệt sĩ vô danh…


      Đọc đến đây tôi liên tưởng không chỉ có anh
trai thầy Thắng mà còn biết bao những linh hòn người lính Việt trong cuộc
trường chinh cùng đất nước đã nằm lại trên khắp nẻo đường Trường Sơn, nằm lại
trên các chiến trường ác liệt. Dòng tên nào cho các anh khắc vào cỏ cây, mây
trời, đá núi? Mẹ già nơi quê nhà mỏi mắt chờ trông, khắc khoải nỗi thương con?
Người thân yêu của các anh lặn lội đi khắp các nẻo đường , các nghĩa trang
mong  tìm tung tích khỏi mãi dằn vặt khôn nguôi...Tháng bảy lại về rồi
biết bao gia đình vui mừng tuôn lệ khi tìm thấy di hài của người thân, còn biết
bao gia đình vẫn biệt vô âm tín mặc cho dòng thời gian cứ lặng lẽ cuốn trôi.
tháng 7 về, dân tộc, người thân lại tri ân để tưởng nhớ những anh hùng có côn
với đất nước với đân tộc. Thân thể các anh đã hòa chung vào cỏ cây hoa lá, in
hình núi sông, hòa vào dòng sông ngọn núi. Cả dân tộc lại cất lên "bản anh
hùng ca bất diệt"


Kết thúc chiến tranh, đất nước thanh bình, gia đình thầy
được địa phương ưu đãi gửi tặng nghìn viên ngói Hương Canh mang nặng tấm lòng
của quê hương nghèo khó. Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay anh ra đi chưa kịp
thay cho mẹ nay quê hương thay anh bù đắp cho mẹ vơi đi nỗi âu sầu cực nhọc


Khi đất
nước đã thanh bình trở lại,


Gia đình
mình được địa phương ưu đãi,


Gửi tặng
một nghìn viên ngói Hương Canh,


Góp phần
thay cái mái nhà tranh,


Ngày anh ra
đi chưa kịp làm cho mẹ.


Thật trân
trọng đó là quà tình nghĩa.


Quê hương
nghèo đùm bọc nỗi thương đau.


Cũng vơi
phần nào nỗi cực nhọc, âu sầu,


Thật xúc động nghẹn ngào trước hình ảnh người mẹ
Việt Nam :


Quệt bã
trầu cay mẹ cưởi mỏm mẻm.


 Con mẹ đã ra đi không bao giờ trỏ lại. Nỗi đau sẽ chẳng bao giờ nguôi
ngoai nhưng sẽ được xoa dịu phần nào nếu xã hội bớt đi những hạt sạn vẩn đục
lương tri. Đôi khi ta vẫn còn để mẹ liệt sĩ phải tủi lòng giữa xã hội cõn những
bất công ngang trái:


Nhà mình ở
sâu trong ngõ hẻm.


Mặt đường
to người ta nhận phần rồi.


Mẹ muốn tìm
một chỗ để ngồi,


Bán mớ rau,
hoa, quả vườn thơm ngọt,


Nhặt nhạnh
những đồng tiền chân thật,


Chắt chiu
để giành lo ngày giỗ cho anh,


Mà nhiều
khi cũng phải cạnh tranh,


Nơi góc chợ
với hàng tôm, hàng cá.


       Các bạn ạ “Những người chết đi không hề mong được phong anh hùng và được
thấy hoa tươi dâng trước mộ. Không, không, không! Họ chết cho một lẽ duy nhất
là khát vọng sống. Là đằng sau họ, cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm
no, công bằng và nhân phẩm...”


Đọc thơ thầy, trong tôi lại văng
vẳng bài thơ của 
Nhà thơ Văn Hiền

Xin đừng gọi anh

là Liệt Sĩ Vô Danh



Xin
đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh


Anh có tên như bao khuôn mặt khác

Mẹ sinh Anh tròn ngày, tròn tháng

Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa

Anh nhận ra lưỡi cày, lưỡi hái

Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

 

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh

Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác

Hạt lúa củ khoai nuôi Anh khôn lớn

Tháng Tám nước trong, tháng năm nắng trải

Bàn chân săn chắc dáng trai.

 

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh

Anh có tên như bao khuôn mặt khác.

Ngày lên đường bờ vai mặn chát

Mắt ai vấn vít hàng quân.

 

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh

Anh có tên như bao khuôn mặt khác

Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc

Tên làng, tên đất theo Anh.

 

Bình yên sau cuộc chiến tranh

Anh trở về không tên không tuổi

Trắng hàng bia

                     
Những ngôi sao không nói


Rưng rưng cỏ mọc dưới chân.

 

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh

Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác

Tổ quốc không mất tên Anh

Chỉ lặng thầm nhận về mình

                     
nỗi đau xanh cùng năm tháng.


      Thầy ơi! Cho con được gọi anh trai của thầy
- liệt sĩ Ngô Đảo Tư là bác.


       Bác ơi!
Nhân ngày giỗ của bác, bác ở đâu theo ngọn gió bay đi và hồn thiêng bác hãy bay
về cùng gió. Trong đêm đêm mẹ vẫn nghe trong lá cây ngọn cỏ, trong " Bầu
Sữa Tâm Linh". Tiếng bác thầm thì bên mẹ  bên em. Con trai mẹ mơ ước
căng tràn ngực gió xuân. Dù ở chân trời góc bể, hồn bác vẫn bay về đất mẹ, mẹ
ơi!


Trích đăng lời bình của Ngô Minh Tuấn - 477 coltd.



Thưa bác! Hàng ngày nhìn ảnh của
bác trên bàn thờ, Cháu vừa buồn, vừa thương cảm lại vừa lo không biết giờ này
bác đang ở nơi nào trong không gian bao la vũ trụ. Bố cháu thường kể cho chúng
cháu nghe những giấc mơ gặp bác và cả cháu, dù chưa bao giờ gặp bác trên đời
nhưng cháu cũng mơ. Em gái cháu cũng kể lại về những chuyến đi công tác xa bác
vẫn theo cùng nâng đỡ cho em cháu thật bình an.


Bà nội lần nào cũng kể về những
giấc mơ của bà mỗi lần cháu về quê và bà bảo: Bác Tư khôn thiêng lắm, luôn luôn
về thăm bà trong mơ để bà vơi nỗi buồn nhớ người con trai cả của bà đã hy sinh.
Thế có nghĩa là dù thể xác của bác ở đâu chưa thể tìm lại được nhưng linh hồn
của bác vẫn luôn ở bên mọi người thân ruột thịt cùng huyết thống phải không ạ?


Năm nào cũng vậy đến ngày 27/7 cả
nhà vẫn làm mâm cơm cúng để tưởng nhớ bác. Những dịp giỗ, tết bao giờ trên bàn
thờ bác cũng không thể thiếu những bông hoa trắng. Bà bảo bác chưa lấy vợ nghĩa
là bác còn trinh nguyên nên phải thờ hoa trắng.


Trang web này bác có đọc được
không? Vì ngày bác ra đi đất nước mình làm gì đã có Intenet. Nhưng cháu tin là
bác cảm nhận được. Ông nội trước khi qua đời dù đã gần chín mươi tuổi ông vẫn
dùng mạng Intenet để giao lưu với bạn bè của ông khắp nơi đó. Ông còn viết cả
tiếng Pháp, tiếng Nhật với các bạn của ông ở nước ngoài. Ông bảo: Chắc Bác Tư
cũng được học và dùng mạng ở cõi âm. Người Âm biết nhiều thứ hơn người trần
gian vì họ được siêu thoát, vĩnh hằng, nếu kiếp trần gian họ không gây tội ác.
Bác Tư là người đã hiến dâng tuổi xuân cho đát nước, bác là người tốt và bác đã
được siêu thoát, tự do đi đó đây làm mọi việc có ích cho các kiếp của con
người.


Lúc còn sống, ông nội cũng hay mơ
về bác có nghĩa là bác vẫn đi về trên cõi nhân gian để phù trì, giúp đỡ người
thân và những người lương thiện phải không bác.


Nếu
bác đọc được những dòng chữ ân tình, xúc động trên trang web này bac sẽ thấy
cõi trần gian trên quê hương mình còn nhiều người tốt lắm. Dù chưa gặp bác lần
nào nhưng họ vẫn gửi lời sẻ chia, thương nhớ vì Bác của cháu là người đã hiến
dâng tất cả cho hòa bình độc lập tự do. Cháu tự hào về bác và vô cùng thương
nhớ người bác ruột thịt kính yêu của mình.


LỜI NGUYỆN  ƯỚC XƯA (HATUK - SÀI GÒN) 


Chiến tranh nay đã lùi xa

Nhớ lời hẹn ước tới nhà thăm nhau

Người đi chấp nhận u sầu

Kẻ ở mãi nhớ những câu hẹn hò





 Bến xưa hưu hắt con đò

Cắm sào vò võ đợi chờ cánh thư

Ai còn? ai mất? thực, hư?

Ai có bia mộ? ai chưa được tìm?

Dưới lòng đất những con tim

Đã ngừng đập, vẫn khát thèm tự do.

Một thời dõng dạc hô to:

“Việt nam độc lập, Bác Hồ muôn
năm”

Giờ đây lặng lẽ âm thầm

Bản hùng ca hát bè trầm thương
đau

 

Hòa bình thống nhất đã lâu

Kẻ ở vò xé nỗi đau thế thời

Người đi xa tít mù khơi

Còn lời hẹn ước chơi vơi đáy hòm

Nay sông cạn, đá đã mòn

Mà bao ước nguyện vẫn còn chông chênh ?!...


DẤU LẶNG







  KÍNH TẶNG VONG LINH CÁC LIỆT
NGÔ THANH PHƯƠNG



                          (BÀ RỊA - VŨNG TÀU)
Em đến bên nghĩa
trang liệt sĩ,


Cùng học trò thắp nhang,đặt hoa tươi,

Chợt nghe vọng lên bản nhạc cuộc đời

Dồn nén khúc cao trào rồi lặng im đột ngột.

 

Dấu lặng dài rơi vào lòng đất,

Mà vẫn thì thầm, khao khát yêu thương.

Những con người dời xa quê hương,

Đang độ tuổi xuân tràn đầy nhựa sống.

Lồng ngực căng đựng con tim xao động,

Đựng một khoảng đời vời vợi mộng mơ.

Trong ba lô còn nóng hổi vần thơ,

Viết vội nghĩ suy trước giờ xung trận.

 

Một khoảng đất rộng dài rực nắng.

Những tấm bia trắng xếp thẳng hàng-

Những nốt nhạc bản trường ca vinh quang,

Không cao độ. Tất cả là dấu lặng.

Một khoảng lặng im kéo dài vô tận.

Nhưng em vẫn nghe trong sâu thẳm xa vời,

Thoang thoảng dọng hò, câu hát người ơi!

Bồng bềnh ầu ơ - lời ru của mẹ.

 

Tất cả các bài ca đều cất lên rành rẽ.

Riêng nơi này chỉ hát lặng thầm thôi.

Một bài ca về những cuộc đời,

Dồn nén khúc cao trào rồi lặng im đột ngột.

Mỗi ngôi mộ một linh hồn thuần khiết-

Đọng ngưng tình đất, tình người

Vẫn lặng thầm, âm vang mãi muôn đời-

Những dấu lặng - Bản hùng ca không lặng.





Vui lòng click vào ảnh để xem bản nhạc rõ hơn và có thể in ra.
LỜI TÂM SỰ CỦA NGUYỄN ANH HÙNG-HÀ NỘI


Chiến
tranh đã đi qua mấy mươi năm ,dân tộc Việt Nam đã khắc vào sử vàng những trang
hào hùng oanh liệt. Bao người con của quê hương đất nước đã anh dũng hy sinh,
cống hiến cả tuổi xanh cho mùa xuân độc lập đơm hoa, kết trái. Không thể không
nhắc đến Anh người con trai Đất Tổ: "Liệt sĩ Ngô Đảo Tư ".



Trước ống kính của người ngoại quốc

Đôi mắt Mẹ sao dịu hiền thế

Nhưng có lửa đang bùng trong đó

Chiến tranh cướp đi con trai Mẹ

Hơn bốn mươi năm một nửa cuộc đời

Mẹ đã khóc trước di ảnh Anh

Mấy mươi năm giấc ngủ chẳng tròn

Nơi Anh nằm và ngày Anh mất

Một nỗi đau canh cánh bên lòng

Đứng trước phóng viên người Mỹ

Mẹ bao dung  đánh thức lương tri

Anh đi xa , không hề ly biệt

Tuổi thanh xuân anh mãi sáng ngời

Ngày ra đi không hề hẹn ước

Bảo vệ quê hương anh lên đường

Để lại sau lưng Mẹ già em dại

Sao anh không về bên Mẹ anh ơi

Hoà bình đã lâu , chiến tranh đã hết

Nơi anh nằm , ai biết , ở nơi đâu?

Hơn bốn mươi năm , mười mấy vạn ngày

Ngày giỗ anh về trong hư ảo khói nhang..
   

Cúi xin Anh sống khôn thác thiêng nơi chín suối , hồn anh linh thiêng
hãy về báo cho Mẹ cho người thân và đồng đội , nơi anh yên nghỉ giữa đại ngàn
rừng Trường Sơn , để Mẹ các em Anh và đồng đội đưa Anh về với gia đình . Để
những ngày còn lại của Mẹ được an hưởng tuổi già , không còn những đau đáu chờ
mong trong vô vọng.




LỜI TÂM SỰ CỦA HƯỞNG THƠM - HƯNG YÊN:

Cả đời mẹ
tảo tần vất vả,


Vẫn mỏi mòn
nâng "Bầu Sữa Tâm Linh''


    Bác
ơi,tuy đã khuất nhưng hình ảnh của bác luôn sống dậy trong kí ức của người
thân. Đời người là hữu hạn nhưng với bác (anh hùng liệt sĩ  NGÔ ĐẢO TƯ) là
vô hạn.


    Con
khóc, vì những năm trước, con chỉ nghe, chỉ xem những thước phim về những anh
hùng VN như một tư liệu về hiện thực chiến tranh, nhưng lần này, con đã cảm, đã
thấu được nỗi đau, những mất mát trong mỗi lời thơ, mỗi lời ca ''Tìm
mô.'' .Con cảm được nỗi đau chung của đất nước một thời lửa đạn trước
những ngôi mộ lặng câm mà BÁC đã đi qua…


    Thầy ơi,hàng
trăm ngôi mộ nằm lại chiến trường, cơ hội được trở về quê hương, được đồng đội
hay người thân tìm thấy là rất mong manh, khả năng vĩnh viễn nằm lại nơi đó là
rất lớn… Nhưng rồi con lại tự an ủi lòng, có lẽ các bác nằm dưới đất sâu kia sẽ
có cách nghĩ khác con, khi xương máu đã đổ xuống và nằm lại ở bất kỳ nơi đâu
trên đất nước mình thì nơi đó cũng đều là quê hương xứ sở, lòng đã lặng mà an
giấc ngàn thu…



       Con cám ơn bác, cảm ơn những người
con trai con gái đã hi sinh tuổi xuân, hi sinh xương máu cho đất nước này, cảm
ơn cuộc hành trình tìm kiếm con đường giao hoà thế giới âm dương
(dù chỉ là những vần thơ) đã cho con được trải nghiệm để đời con thực sự
hiểu và cảm nhận được về nỗi đau và mất mát của chiến tranh cũng như sự oanh
liệt, hào hùng của cả một thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân
tộc VIỆT NAM.


LỜI TÂM SỰ CỦA NGANGIA - PHÚ THỌ:

Xông pha trận mạc chiến
trường,


Anh đi để lại tình thương
muôn đời.


   
Xuân xanh bao độ Anh ơi?


Vì quân cướp
nước, Anh rời quê hương.


    Mẹ già
một nắng, hai sương,


Cho Anh đánh giặc,
tiền phương vững lòng.


   
Qua đi bao tháng, năm ròng,


Thân Anh vẫn gửi
trong lòng đất sâu.


     Ở
nhà Mẹ vẫn nguyện cầu


Cho Anh thanh thản, khỏi
sầu, khỏi bi.


   
Bởi ngày Anh mãi ra đi


Nào đâu ai biết để ghi nhớ
lòng?


   
Cũng qua bao tháng năm ròng,


Giỗ Anh, Mẹ thắp hương
lòng cho anh.




   
Vườn quê chỉ có hương chanh.


Nén tâm nhang gửi tới
Anh...em ...buồn!


     Không
gọi là thơ được đâu nhưng là tiếng lòng của đứa em gái đồng hương, xin gửi tới
Anh. Thành kính chúc anh bình an cõi vĩnh hằng!


LỜI TÂM SỰ CỦA VŨ VĂN BÌNH - BẮC NINH




Uống Nước Nhớ Nguồn là đạo lý của dân tộc ta từ bao đời nay.

Sự hy sinh của các liệt sĩ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
là vô cùng to lớn, không thể gì so sánh được.


Hôm nay con giành chút thời gian vào thăm nhà thầy, đọc bài
thầy viết, nước mắt con đang trào ra vì xúc động. Bác Tư đã hy sinh nhưng tinh
thần tư tưởng và lẽ sống của bác còn mãi trong tâm hồn lớp con cháu thế hệ sinh
ra không còn chiến tranh. Chúng con chỉ nghe lại và xem trên phim ảnh và những
câu chuyện. Bây giờ con lại được đọc trên ngôi nhà của thầy trên mạng ảo và con
nghĩ:


Tình người dù ở bất cứ đâu kể cả thực và ảo, âm và dương,
cõi trần hay cõi hư vô, đều vẫn vẹn nguyên khi ta có một trái tim rung cảm và một
thái độ sống đúng đắn, có trách nhiệm với con người. Con xin gọi là: Tình Đồng Loại.
Bản thân nó đã có ngay trong phần con của mỗi người nhưng phần người đôi khi
làm mai một, thậm trí xấu đi và làm tồi tệ tình đồng loại bản năng.


Con xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ bác Tư và các liệt sĩ
Việt nam nhân ngày 27/7 và xin cầu mong hương hồn các liệt sĩ bình an nơi dòng
đời ở cõi vĩnh hằng siêu thoát.


      Con xin kính tặng các liệt sĩ mấy vần thơ
sau:


 

Những Con Người Đích Thực

 

Các anh chỉ hy sinh phần thể xác,

Nhưng linh hồn vẫn vĩnh cửu trường tồn.,

Các anh không còn cái phần con,

Để đời nhận ra là già hay trẻ,

Để hỏi thăm và chúc nhau sức khỏe…

Trong suy tưởng nhân gian, Họ trẻ mãi không già,

Dù thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua.

Phần người trong các anh không bao giờ mai một,

Không vụ lợi, tham lam, không bạo tàn, thâm độc.

Vì các anh là liệt sĩ hy sinh

Vì quê hương, không tiếc cả thân mình.

Xin
trân trọng tôn vinh: “Những Con Người Đích Thực”.


LỜI TÂM SỰ CỦA NGƯỜI CON GÁI VIỆT - ĐIỆN BIÊN:

     Điều đầu tiên con xin phép Bầm, em xin phép Anh2 được thắp nén tâm
nhang hương hồn liệt sĩ Ngô Đảo Tư và có đôi dòng viết về anh.


      Chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn đâu đó. Cái đau
không quằn quại như ngày nào Bầm nhận tin anh hy sinh, giờ đây mỗi ngày qua là
một ngày nó lặng lẽ thấm vào lòng Bầm, lòng Anh, lòng người thân một cách xót
xa, anh vì tổ quốc Việt Nam, vì độc lập tự do, vì sự bình an cho những người đang
sống hôm nay mà quên đi thân mình, khi còn ở độ tuổi rất trẻ. Đau đớn thay,
ngày anh hy sinh không rõ, nắm xương nơi anh an nghỉ chưa thể tìm ra, vẫn còn
đâu đó trong đại ngàn Trường sơn.


Ngày nào Bầm tiễn anh đi,

Mong ngày thống nhất, anh về quang vinh.

Ngờ đâu anh lại hy sinh.

Máu xương gửi lại đất lành, cỏ cây.

Sương đêm ướt lạnh bia gầy.

Rừng già cũng khóc, gió, mây cũng buồn.

Bao đêm gió rét, mưa tuôn,


Thương anh Bầm khóc, suối nguồn cạn khô.

Ơi anh bộ đội cụ Hồ!

Quê hương đất Tổ vẫn chờ, vẫn mong.

Anh là con Lạc, cháu Hồng

Người đời thắp nén nhang, lòng lặng im.

Ngát bay thoang thoảng hương trầm,

Vái tay xin giữa âm thầm khói lan.

Thương người nằm lại Trường Sơn

Chiến tranh đã hết, cô đơn vẫn còn.

Nằm sâu dưới lớp cỏ non,

Bao nhiêu đồng đội sắt son lời thề:

“Đánh tan hết giặc mới về…”

Giặc tan rồi mãi không về anh ơi?

Bơ vơ góc núi, cuối trời,

Sao anh không nói một lời tâm linh?

Sợi dây giao cảm ân tình,

Dẫn đường chỉ lối đất lành mở ra.

Đón anh về lại quê nhà,

Thỏa lòng tiên tổ, ông, cha, đợi chờ.

Anh về trong những giấc mơ,

Khôn thiêng báo mộng bên bờ tâm linh…
     

Sắp đến ngày giỗ của anh Liệt Sĩ Ngô Đảo Tư em xin phép được thắp nén nhang. Anh sống
khôn, thác thiêng sẽ về phù hộ độ trì cho Bầm cho Anh2 và đại gia đình mình bình
an, mạnh giỏi.


TÙY BÚT CỦA VÂN ANH - HẢI DƯƠNG:

     Nước mắt của mẹ lại rơi. Nỗi xót xa của sự mất mát cứ quặn sâu trong lòng mẹ. Có người mẹ nào không vui mừng đón nhận con mình ra đời, hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Có người mẹ nào không khắc khoải
chờ tin con trong chiến tranh lửa đạn một thời hy vọng mỏng manh. Để rồi hôm
nay, tôi được biết thêm một người mẹ nữa, cũng là sự chờ mong mỏi mòn, chỉ chờ  vơi đi phàn nào bằng một niềm tin: Tìm được
nơi con yên nghỉ để đón nắm sương tàn lạnh lẽo của con về lại trong vòng tay của
mẹ thuở nào.

      Ai cũng có thời khắc sinh ra và lớn lên. Nhớ nhất trong đời người hai ngày, đó là
ngày sinh và ngày mất. Còn nhớ lắm ngày con ra đời, lòng mẹ lâng lâng trao yêu
thương bằng giọt sữa ngọt ngào còn hơi cay của mùi khói đạn. Con lớn lên khi đất
nước ta còn chìm trong bể khổ, li tán. Ai ai cũng ý thức được điều đó trong chốc lát, mẹ cũng vậy. Bát cơm thấm dòng nước mắt, nhưng rồi mẹ vẫn cứ nuôi con lớn khôn, đủ vững vàng thành một anh thanh niên khí phách hiên ngang, đôi mắt sáng rực rỡ như ngôi sao, hừng hực nhiệt huyết anh hùng, cầm súng bảo vệ quê hương. Mẹ hiểu, đất nước đặt trọn niềm tin vào những con người khí phách như các con của mẹ.

      Thế là con và mẹ chia tay, một cuộc chia li không ngày hẹn gặp! Anh ra đi ! Mẹ ngăn
dòng nước mắt tiễn anh lên đường làm nhiệm vụ của một người con hiếu thảo, yêu
nước. Bàn tay nhỏ liêu xiêu giơ cao vẫy chào trong thương cảm chênh vênh. Có khi nào cuộc chia tay lại trở thành chia li hay không? Chiến tranh là câu trả lời cho tất cả những người ra đi và người ở lại. Nỗi nhớ quặn thắt nơi mẹ chẳng thể ngăn bước anh lên đường. Sự thầm lặng của mẹ dõi theo anh trong ngày nắng lửa bom rền.Thế rồi anh đi và đi mãi mãi.

      Anh trở về với mẹ bằng một tờ giấy. Cái lạnh buốt nơi sống lưng khi đôi bàn tay run
run đón nhận tin anh:

      ''Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin,

      Liệt sĩ Ngô Đảo Tư đã hi sinh anh dũng

      Tại mặt trận phía Nam...'' Kí tên và đóng dấu.


Anh về với mẹ “êm đềm” thư thế đấy. Những người thân yêu chào đón anh bằng
những giọt nước mắt nhập nhòa tờ thông điệp mà bất cứ ai khi nhận cũng rụng rời
tâm khảm. Tổ Quốc ghi công anh và câu trả lời mới tạm thời như vậy. Đất nước
vẫn còn gồng mình trong cuộc trường chinh khốc liệt nhất lịch sử dân tộc ta.

      Tất cả tuổi xuân của một con người

      Vĩnh biệt cõi đời.

      Câu trả lời vẻn vẹn có vậy thôi.


      Có nỗi đau nào giống nỗi đau nào,có sự mất mát nào lại đem ra so sánh với nỗi đau người mẹ mất con bỏ xác nơi chiến trường
mãi mãi. Ngày anh đi mẹ còn tiễn anh kia mà, sao anh về mẹ chỉ mong một nắm
xương tàn cũng thật khó khăn? Nỗi nhớ cứ ngày càng chồng chất xen nỗi xót xa, chia
lìa. Mẹ nhớ anh, nỗi mong ấy chỉ biết hướng về nơi di ảnh nghi ngút khói hương
tàn lạnh lẽo. Gọi tên anh trong vô vọng, lặng thầm, ảm đạm, thê lương. Dấu chân
mẹ in theo những nẻo đường anh đã đi qua để tìm lại nơi anh nằm xuống. Nước mắt
nhỏ thành dòng thương nhớ mong anh sớm về bên mẹ, ấp ủ bên ''bầu sữa tâm linh''
căng tròn kể từ ngày anh đi. Dòng sữa ngọt trắng trong không bao giờ cạn mẹ
dành cho con lúc xa cửa, xa nhà. Người con trai còn trinh nguyên, chưa một lần được
trao và nhận nụ hôn đầu vụng về, e lệ, đã cầm súng ra trận và mãi không về. Nhìn
bạn bè trang lứa với con đã yên bề gia thất khiến lòng mẹ quặn thắt . Có chăng
ngọn gió lành nào đưa con về với mẹ, để ngày gặp con mẹ vơi bớt nỗi xót xa chất
chứa bao ngày qua. Con đã vĩnh biệt tuổi xuân, vĩnh biệt cõi đời để lại sự nhức
nhối trong tâm can mẹ:

      ''Ngày giỗ của anh cả nhà biết được đâu

      Đành tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ

      Anh hi sinh trên chiến trường diệt Mĩ

      Giấy báo tử nhòa nước mắt người thân''





    “Ngày giỗ '' của con giờ đây mẹ vội lấy
ngày tưởng nhớ chung của cả nước. Bia mộ ai cũng ghi rõ hai ngày, còn con mẹ
không biết đặt tìm bia mộ nơi nao. Gía như ngày được báo tin con hi sinh, mẹ và
gia đình được tận tình đón nhận tin thật rõ ràng ngày hi sinh để tưởng nhớ. Nỗi
mất mát có thể vơi đi được phần nào nếu như Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn, có
trách nhiệm hơn với người nằm xuống, giấy báo tử rõ ràng hơn, không chỉ vẻn vẹn
đôi ba dòng không cụ thể. Bởi vậy, niềm mơ ước nhỏ nhoi của mẹ cũng là mong mỏi
của bao thân nhân  các liệt sĩ muốn giỗ đúng ngày cũng không dễ dàng
gì, huống chi hơn 40 năm qua mẹ ròng rã tìm con, lần vết bao ngôi mộ vô danh mà
chưa nghe thấy tiếng con gọi mẹ. Một mong mỏi nhỏ nhoi nhưng lại rất cần thiết
trong đời sống tâm linh của người phương Đông.    Nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau! Mẹ chỉ cần tìm lại những gì có thể để vơi đi phần nào nỗi đau mãi vò xé lòng mẹ cùng bao người thân yêu, ruột thịt của anh.


      Nỗi đau chồng chất nối đau! Hôm nay đây cả nước đang rực cờ chào đón hân hoan ngày toàn thắng. Người nằm xuống như nở nụ cười mãn nguyện trước vận mệnh nước nhà. Có ai thấu chăng trong cuộc kháng
chiến ác liệt ấy, cuộc chiến hào hùngcủa dân tộc đầy đau thương và mất mát để
đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc hôm nay. Dòng tên của người ra đi khắc vội
trên gốc cây, hốc đá, có kịp nhoà nhạt thay nước mắt người tiễn đưa.

      ''Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh

      Anh có tên như bao khuôn mặt khác

      Mẹ sinh anh tròn ngày ,tròn tháng

      Cha đặt tên chọn tuổi,chọn mùa

      Anh nhận ra lưỡi cày,lưỡi hái''

      Con của mẹ ra đi không ngày trở lại. Cái hi vọng mong manh ấy chỉ làm cho mẹ luôn
sống trong mòn mỏi đợi chờ. Chiến tranh cũng  qua rồi, người nằm đó vẫn
lặng lẽ chờ mong. Ai sẽ là người bù đắp cho nỗi đau xé lòng đây?


      ''Khi đất nước thanh bình trở lại

      Gia đình mình đựơc địa phương ưu đãi

      Gửi tặng một nghìn viên gói Hương Canh

      Góp phần thay cái mái nhà tranh

      Ngày anh ra đi chưa kịp làm cho mẹ

      Thật trân trọng đó là quà tình nghĩa

       Quê hương nghèo đùm bọc nỗi thương đau

      Cũng vơi phần nào nỗi cực nhọc,âu sầu

      Quệt bã trầu cay mẹ cười mỏm mẻm.''

      Một 
chút thôi xoa dịu nhẹ nỗi đau, một sự quan tâm nhẹ nhàng thăm hỏi tới mẹ khiến mẹ dịu lòng. Ta không thể có một cuộc trao đổi cụ thể để nhìn ra được cái mất
và cái còn, người ra đi và người ở lại. Mẹ thầm cám ơn sự quan tâm, chia sẻ
cùng mẹ sự mất mát khôn cùng. Phải chăng Quê hương đã giúp con của mẹ làm nốt
phần còn lại mà con chưa kịp chăm lo. Có ai thay thế được con của mẹ không nào?
Có ai thay thế được những hi sinh thầm lặng của mẹ và bao thân nhân trong ngày
lửa đạn cũng như lúc đất nước thanh bình? Nỗi buồn của mẹ cứ ngày càng chất
chứa. Cái vinh danh mà ta đón được có phải là cái mong muốn của bao con người
đã và đang phải tiếp tục chịu đựng hy sinh?



Đến khi nào có thể bù đắp cho hết đây? ''Nhà mình ở sâu trong ngõ hẻm
Mặt đường to người ta nhận mất rồi
Mẹ muốn tìm một chỗ để ngồi
 Bán mớ rau,hoa,quả ,vườn thơm ngọt
Nhặt nhạnh những đồng tiền chân thật
Chắt chiu để giành lo ngày giỗ cho anh
Mà nhiều khi cũng phải cạnh tranh
Nơi góc chợ với hàng tôm,hàng cá.''

      Có chăng bên cạnh sự bù đắp nhỏ nhoi, một niềm mơ ước của mẹ cũng thành hư vô. Cái mất đi không bao giờ lấy lại được, huống chi cuộc sống đương thời lại oằn sâu
trong từng thớ thịt mới nhức nhối, thức tỉnh lại nỗi đau ngày một giằng xé. Mẹ
đã quá quen với sự chịu đựng hi sinh, nên chút nhỏ nhoi kia chẳng thấm vào đâu.
Và mẹ sẽ tiếp tục thầm lặng chịu đựng sự thiệt thòi của xã hội. Vẫn biết rằng, còn
nhiều điều trái với lương tri, trái với lẽ thường của cuộc sống nhưng ta vẫn phải
chấp nhận. Mẹ vẫn mãi kiên trì, nhẫn nại chịu đựng trong bình lặng để giữ cho linh
hồn con siêu thoát vĩnh hằng. Các anh ơi! Hãy nghe tiếng lòng của những người
thân:

      ''Qua đi bao tháng năm ròng,

      Thân anh còn gửi trong lòng đất sâu.

      Ở nhà mẹ vẫn nguyện cầu,

      Để hồn anh rực rỡ mầu hào quang".


      Ầu ơ..........lời mẹ ru con vẫn vang vọng đâu đây. Bầu sữa mẹ ngày xưa đã cạn kiệt theo dòng đời
khắc nghiệt, nhưng ''Bầu Sữa Tâm Linh'' trong tâm hồn mẹ vẫn căng tròn, không
bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ. Nơi anh yên nghỉ sẽ mãi là vùng trời bình yên bởi
"Cánh Tay Tâm Linh" của mẹ luôn dang rộng, che chở cho anh. Anh hãy yên lòng nơi đất đỏ, rừng xanh
cây lá. Bởi một lẽ bình dị dịu dàng: Nơi ta ở,Trời là Cha Đất là Mẹ và mãi là Quê Hương.



ĐÔI DÒNG CẢM NHẬN VỀ TÙY BÚT CỦA VÂN ANH

Thể loại Tùy bút thường dùng cho những đề tài phóng khoáng, bay bổng, ngợi ca và diễn trải lòng trước những bao la hùng vĩ. Nhà văn Nguyễn Trung Thành với tùy bút: “Đường chúng ta đi”, Thép mới với tùy bút “Tre Việt nam”v.v…Hôm nay tôi nhận được một tùy bút với đề tài xem ra không dễ để bung
thả tâm hồn: Nỗi đau lòng mẹ.


Đọc đi, đọc lại thậm trí còn copy toàn bộ về máy mình rồi nâng cỡ chữ to lên để đọc cho đỡ mỏi mắt, tôi nhận ra một tâm hồn nhân hậu, rung cảm đến lạ. Lạ vì tác giả bài viết này sinh ra sau chiến tranh, chưa hề
được nghe tiếng bom gào, đạn réo và càng không thể được nhìn thấy mhững giọt lệ
rơi trên mắt mẹ lúc nhận tờ “thông điệp rụng rời” – giấy báo tử.


Thế nhưng những lời viết ra trên đây không hề để lộ sự non trải nghiệm đời.

Tác giả đã đưa chúng ta về nơi ẩn náu lặng chìm trong sâu thẳm nỗi đau của người mẹ
anh hùng mất con trong lửa đạn chiến tranh. Cứ theo đà suy tưởng này tôi sẽ
viết thật dài về sự xúc động của mình khi đọc. Nhưng là người trong cuộc, nước
mắt đã trào ra. Xin cảm ơn thật nhiều thay cho mọi ngôn từ đang cuộn chảy trong
tâm tưởng của tôi – người chiến sĩ, người em trai của liệt sĩ, người đồng đội
chung chiến hào đánh Mỹ của cha, anh mình và là con của mẹ…

                                                                                      TOÀN THẮNG

LỜI TÂM SỰ CỦA MÂY TRẮNG - CẦN THƠ
:


MẸ VÀ ANH

Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin,

Liệt sĩ Ngô Đảo Tư đã hy sinh anh dũng

Tại mặt trận phía Nam …”. Ký tên và dấu đóng.

Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộcViêt Nam.Đã có hàng triệu triệu tờ giấy báo tử mở
đầu bằng dòng chữ :”Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin..”” như vậy, được gửi
về địa phương và gia đình thân nhân Liệt sĩ. Mẹ cũng vậy !”Liệt sĩ NGÔ ĐẢO TƯ
đã hy sinh anh dũng.””…..


NGÔ ĐẢO TƯ,
con trai cả của Mẹ, đã cùng  bao chàng trai đất TỔ đồng trang lứa
 rời ghế nhà trường, lên đường vào chiến trường chống MỸ cứu nước. Ngày
anh đi, giã từ mẹ già và đàn em nhỏ, giã từ”mái nhà tranh, anh chưa kịp làm cho
mẹ”. Hẹn ngày chiến thắng trở về…


Chiến tranh đã lùi xa vào trong quá khứ, đất nước hòa bình thống nhất  đã hơn 30 năm. Ai
đi xa rồi cũng đã trở về nhà. Riêng anh thì mãi mãi nằm lại: ”Tại mặt trận phía
Nam ”. Vĩnh biệt cõi đời giữa tuổi thanh xuân”. Căn nhà mái lá năm xưa ,địa phương đã kịp thời


“GỬI tặng một nghìn viên ngói Hương Canh,

Góp phần thay cái mái nhà tranh,

Ngày anh ra đi chưa kịp làm cho mẹ.’’

Đó là tinh thần’’ Uống nứoc nhớ nguồn ’’của dân tộc., thật là đáng quý.!!

Không 1 dòng nhắn tin, không một dòng địa chỉ, Mẹ đã nhiều lần không quản khó khăn lặn lội vào “Mặt trận phía Nam” xưa để tìm mộ con trai. Bàn chân mẹ đã lần theo dấu
chân con trai mình trên đường hành quân năm xưa. Mẹ đã đi đến rất nhiều những
nghĩa trang liệt sĩ vô danh; Những ngôi mộ bia đá không hề ghi tên ghi tuổi,
như cuộc đời cao đẹp của các anh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”{Quang
Dũng}. Thắp nén nhang thơm lên từng ngôi mộ, vuốt ve từng tấm bia chỉ vẻn vẹn 4
chữ thay tên “Liệt sĩ vô danh”. Mẹ thầm nguyện cầu được gặp lại anh….Con trai
mẹ đang ở nơi đâu giữa ngàn ngàn ngôi mộ trắng lô nhô? Con trai mẹ NGÔ ĐẢO TƯ
bé bỏng…!!!


Sau những lần kiếm tìm không mệt mỏi, Mẹ trở về nhà:

Bán mớ rau, hoa, quả vườn thơm ngọt,

Nhặt nhạnh những đồng tiền chân thật,

Chắt chiu để giành lo ngày giỗ cho anh,

Ngày GIỖ anh là ngày nào?

Ngày giỗ của anh cả nhà biết được đâu,

Đành tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ.

Thế mới biết được tấm lòng cao cả của người MẸ Vịêt Nam . Ngày anh hy sinh trên giấy báo
tử không hề ghi. Mẹ tạm lấy ngày thương binh liệt sĩ 27/7 làm ngày Giỗ anh. Chọn
ngày này, Mẹ không chỉ làm giỗ riêng con trai mẹ, mà còn là Giỗ chung cho tất cả những đồng đội của con trai mình đã hy sinh cho Non sông gấm vóc. Những người con ưu tú đã rời xa quê hương , theo tiếng gọi của Tổ quốc, và các anh mãi mãi không về!! Bây giờ các con ở đâu? Hãy cùng nhau về quây quần bên Mẹ.


Quệt bã trầu cay mẹ cưởi mỏm mẻm.

Nhưng, lòng Mẹ vẫn chưa yên, chưa nguôi ngoai niềm tin sẽ có ngày Anh báo mộng cho mẹ để tìm thấy mộ anh, rước anh về nằm trong lòng đất Tổ:

Vẫn mỏi mòn nâng "Bầu Sữa Tâm Linh",

Đúng ngày con trai đầu của mẹ hy sinh.

Và mẹ bảo :“Đó mới là ngày Giỗ !”...

Mẹ kính yêu!

Con trai mẹ có lẽ giờ này đang đi chơi ở nhà đồng đội  của mình, nên chưa kịp về bên
mẹ. Hoặc con trai mẹ có lẽ giờ này đang nằm lại đâu đó nơi mảnh đất phương Nam . Đang được sự chăm sóc của Bà mẹ nào đó nơi chiến trường xưa. Mẹ hãy yên lòng, sẽ có ngày Anh về trong giấc mơ của Mẹ.!!


Cầu mong mẹ mạnh khỏe và ước nguỵên thành hiện thực, Mẹ kính yêu!!!!

Đời đời nhớ ơn các anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc.!!!

Thắp 1 nén nhang thơm thành kính, tưởng nhớ Liệt sĩ NGÔ ĐẢO
TƯ Nhân ngày GIỖ.



LỜI CẢM NHẬN VỀ BÀI VIẾT: “MẸ VÀ ANH”
   Một lối hành văn giản dị, chắt lọc thông tin để truyền tải cho người xem, gây xúc
động khó cầm nước mắt. Tôi có cảm giác người viết đang hóa thân mình vào lòng
mẹ, lòng anh để lắng nghe lời thì thầm thương cảm tình mẫu tử thiêng liêng, sâu
thẳm, chòng chành, chơi vơi như trong mộng ảo. Chỉ thế thôi đã làm tôi - một
người xem và là người trong cuộc, nhấp nhóa bờ my, mặc dù đã từng là người
chiến sĩ không hề run sợ trước kẻ thù, và đã bao lần kìm nén thương đau, không
rơi dòng lệ, để làm chỗ dựa cho cả gia đình khi nhận nỗi đau thương vô cùng lớn
lao này.

   Xin thay lời mẹ và gia đình cảm ơn em nhiều.


                                                                   TOÀN THẮNG

CẢM NHẬN CỦA VIOLET...- SÀI GÒN


Sau chiến thắng bao giờ cũng có xen lẫn vài nỗi đau Sau một hạnh phúc có khi nào là vĩnh cữu ? 
Sau cái tên anh _ tên bất hữu
Là mắt mẹ sầu ... khóe rưng rưng


Ai có biết đằng sau nỗi vui mừng
Ngày thống nhất non sông đất nước
Mắt mẹ nhăn , nếp nhăn nhiều hơn trước
Lệ chẳng còn , nó chảy ngược vào tim


Ngược xuôi tìm chút kỷ niệm êm đềm
Mong xót lại trên đường anh chinh chiến ?
Biết đâu rằng trong cơn nguy biến
Nắm xương tàn anh gửi lại nơi đây ?


Mẹ cứ đi đi mãi theo tháng ngày
Theo chân bước chỉ rừng cây và lá
" Ngày đoàn tụ ... Tư ơi xa ... xa quá
Nắm xương tàn con gửi lại nơi đâu ? "


Mấy mươi năm tóc mẹ đã bạc mầu
Tháng lại ngày niềm mong sầu len lỏi
Suốt mấy mươi năm chỉ giấc mơ : ít ỏi
" Biết bao giờ mẹ gặp lại ... Tư ơi _ dù chỉ còn miếng xương tàn lạnh lẽo bơ vơ



      Thưa Bác Thắng , xin phép chị Vân Anh .
Thứ lỗi cho em khi đọc entry này em đã khóc , khóc cho sự chia lìa đau xót ."Cốt nhục thâm sâu máu đào tuôn đổ "...
    Vạn lời đau , vạn câu sầu , ngàn giọt nước mắt làm sao vơi đi trong lòng người thân
niềm thương xót . Anh đã đi ... Vâng , anh đã đi nhưng kỷ niệm về anh vẫn còn
đó , còn trong mắt mẹ xót xa , còn trong ánh mắt người em đau xót .
    Làm giỗ con mình vào ngày giỗ chung của các anh hùng liệt sĩ , mẹ nghẹn ngào cắn
chặt môi ngăn dòng nước mắt . Mà có lẽ mẹ cũng chẳng còn khóc được nữa sau chừng
ấy năm mẹ lặn lội thân cò mong tìm chút di vật , chút xương tàn của đứa con hi
sinh ngoài trận tuyến . Gia tài của mẹ chỉ còn lại là nỗi nhớ về anh và tờ giấy báo tử nay đã nhòe vì bao ngày mẹ khóc . Mẹ mong mỏi một ngày đoàn tụ cùng anh, dù anh là cơn gió thoảng qua hay thậm chí ...là nắm xương tàn ...lạnh lẽo cô đơn nằm khuất đâu đó .Mẹ mong ...
      Chừng ấy năm chẳng ngày nào mẹ thôi nhớ mong , thôi mong chờ tin tức hài cốt của đứa con anh dũng . Nỗi nhớ ấy càng dày thêm khi hàng năm ngày ấy đến , ngày thương binh liệt sĩ _ ngày giỗ của anh , ngày giỗ của toàn thể các anh hùng liệt sĩ đã
hi sinh .
    Độc lập thống nhất non sông , từng người con anh dũng trở về với gia đình thân yêu. Mẹ khóc - những giọt nước mắt cho ngày thống nhất , những giọt nước mắt cho đứa con yêu của mẹ . Nếu anh về bây giờ mẹ cũng đã có những đứa cháu con anh vui vầy . Nghĩ đến đây mẹ lại khóc, khóc cho người con trai chưa một lần nếm trải hương vị cuộc sống gia đình bên những đứa con , thâm chí ... chưa từng nếm trải vị ngọt ngào hay mặn đắng hay đong đưa của bờ môi người con gái . Mẹ xót xa ...
    Mẹ xót xa cho thời cuộc , xót xa cho thời buổi loạn lạc . Giá mà thời điểm ấy nhà
nước bớt loạn lạc thì những gì còn lại của anh không chỉ là tờ GIẤY BÁO TỬ nhàu
nát .Thậm chí mẹ chẳng có bất cứ di vật gì của anh ngoài niềm thương nhớ đã
khắc sâu trong tiềm thức của mẹ ,tấm ảnh in từ tờ giấy căn cước và một ánh mắt
_ một ánh mắt của anh vì mẹ luôn tin rằng dù anh có đến bất cứ nơi đâu hàng ngày
anh vẫn dõi theo bước chân còng của mẹ .
    Chưa từng nếm trải hương vị chiến tranh , chưa từng nằm trong máu lửa nhưng những gì tôi cảm nhận về chiến tranh , về nỗi đau xót khi chia xa không chỉ là sách vở
hay là những vần thơ mà còn qua chính hiện thực của 2 đấng sinh thành của tôi .
Tía tôi luôn luôn dạy : "Phải biết uống nước nhớ nguồn ,kính trên nhường
dưới ,nhường nhin lẽ phải nhưng không bao giờ nhúng nhường quân cà chớn ".
Lời ấy tôi luôn khắc sâu . Dù Tía tôi bất mãn một số vấn đề khi hòa bình được
lập nên đã xin nghỉ công việc về hưu sớm nhưng Tía chưa bao giờ nói xấu về nhà
nước về chế độ bấy giờ . Tía luôn luôn nói : Vì mình không thể là họ nên mình
không thể trách ai điều gì , nếu muốn trách Út chỉ nên trách bản thân Út không
thích nghi được hoàn cảnh ".

Đạo lý sống , nỗi đau khi chia cách được Tía mẹ tôi kể cho tôi hàng ngày khi ru
tôi ngủ . Nó thấm nhuần trong tư tưởng của tôi ngày này sang ngày khác thành một
tình thương vô bờ bến với những mảnh đời bất hạnh , những hi sinh mất mát của
các anh hùng liệt sĩ hi sinh .
      Những gì tôi làm được cho anh bây giờ chỉ là chút cảm nhận về anh nhưng tôi tin ở nơi nào đó , anh sẽ nhận được và mỉm cười , vơi bớt phần nào nỗi cô đơn , lạnh lẽo
nơi góc rừng sương lạnh .

      KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN ANH TƯ .



TUYET ROI HET TUYET ROI