Chúng ta những công dân làng Ảo tự nguyện xây cất ngôi nhà riêng trên không gian thanh cao này với mục đích giao lưu bè bạn để sẻ chia trao đổi tâm tư,học hỏi nhau những điều cần thiết, nâng mình vượt lên chính bản thân mình.Với mục đích giản dị ấy, chúng ta đã làm được nhiều điều tốt vì mình và vì mọi người.Nhưng cần nhớ rằng ta vẫn là một con người cụ thể đời thường cùng có một khởi nguồn chung từ bản năng thiên nhiên hoang dại.Cần phân biệt rõ ràng ranh giới thật mong manh giữa hai mặt cuộc đời.
Mời các bạn xem và cho ý kiến bổ xung vào bài văn vần khô khan này nhé.
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013
ÔI NHỮNG ĐÔI BÀN TAY
Ôi những đôi bàn tay!
Đã từng cầm cây bút viết nên bao điều hay,
Từng vuốt ve nói thay lời âu yếm,
Từng cầm súng lao vào nơi nguy hiểm
Và cũng đã từng phải như thế này đây
Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013
VÔ ĐỀ
Có phải em nằm dưới bóng câu?
Hay nàng Ngọc Nữ lỡ qua cầu?
Trăng còn ngớ ngẩn soi sai sáng.
Gió cũng vòng vo thổi lạc mầu
Gió hãy bay về sau núi thẳm!
Trăng nên lặn xuống dưới sông sâu!
Mình ta đánh võng chờ em ngủ.
Để được ru em đến bạc đầu.
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
CHUYỆN VĂN VẦN: EM CƯỚI CHỊ
Mới xem qua đầu đề tưởng chuyện:
Lá Diêu Bông:
Em mê vẻ tuyệt vời liền chị miền quan họ.
Nhưng không phải. Chuyện xảy ra đâu đó,
Ngay giữa đời thường chật chội, bấp bênh.
Lá Diêu Bông:
Em mê vẻ tuyệt vời liền chị miền quan họ.
Nhưng không phải. Chuyện xảy ra đâu đó,
Ngay giữa đời thường chật chội, bấp bênh.
TỰ BẠCH
TỰ BẠCH: RU EM
Trước hết đó là thể loại vịnh ảnh hay còn gọi là: “Đề thơ cho ảnh”. Đây là việc mà các nhà nhiếp ảnh sau khi chụp được tác phẩm, ngồi xem lại, thường bảo nhau đặt tên hoặc đề thơ với dụng ý định hướng cho người xem thấy cái "đằng sau" tấm ảnh mà "đằng trước" chưa nói hết. Từ ngày có cái blog tôi thường đưa ảnh lên để minh họa cho bài viết hoặc đơn thuần chỉ những tấm ảnh và đề nghị các bạn đặt tên hoặc đề thơ. Kết quả thu được thật phong phú và chính những cái tên và bài thơ ấy lại gợi mở cho tôi hướng sáng tác cho lần sau. Tôi thành tâm xin cảm tạ các bạn đã nhiệt tình và vô tư giúp cánh nhiếp ảnh chúng tôi định hướng sáng tác.
TRUNG THU
Các bạn và các cháu thân mến!
Trước khi vào tết Trung Thu, Toàn Thắng đã nhận được một cú điện thoại của “Chị Hằng” như sau: “Mọi tết trước các em nhỏ dưới trần gian chỉ nhìn lên trời ngắm trăng, rước đèn,vui ca hát và phá cỗ… Năm nay phải cho các em nhìn từ trên trời xuống theo góc nhìn của “Chị Hằng”.
HÀ NỘI ƠI !
Câu hỏi này vang lên trong ca khúc: “Hà Nội trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Nhiều bạn đã thuộc, đã hát và chí ít cũng đã từng nghe ca khúc này hơn một lần, nhưng chưa chắc đã nghĩ đến việc trả lời câu hỏi này cho thật chính xác. Tiếng chuông đồng hồ bên hồ gươm vẫn điểm ngược từng ngày, từng giờ để chào đón thời khắc quan trọng đặc biệt của lịch sử dân tộc: “Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội”. Thăng Long thì đã quá rõ rồi kể từ khi Lý Thái Tổ đọc chiếu dời đô từ cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà nội ngày nay). Nhưng: HÀ NỘI ƠI CÓ TỰ BAO GIỜ ? thì chưa hẳn mọi người đều có câu trả lời chính xác. Vậy chúng ta cùng đi tìm câu trả lời này nhé!
TƯNG BỪNG NGÀY HỘI NGÀN NĂM
MỜI CÁC BẠN XEM MỘT SỐ ẢNH
MỚI CẬP NHẬTVỀ
ĐẠI LỄ HỘI NGÀN NĂM
THĂNG LONG - HÀ NỘI
ẢNH LỄ HỘI NGÀN NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI
ĐÂY LÀ TRANG CHUYÊN VỀ ẢNH CHỤP TẠI LỄ HỘI
CỦA NSNA : NGÔ TOÀN THẮNG.
MỜI CÁC BẠN CÙNG XEM VÀ CHO LỜI BÌNH LUẬN
ĐẠI LỄ
GÓC NHÌN SAU TIÊN TỔ
Con xin phép đứng đằng sau Tiên Tổ,
Để được nhìn về hiện tại lung linh.
Giang san anh hùng, văn hóa, hòa bình.
Cờ tổ quốc tung bay trong nắng mới.
Hào khí oai hùng ngàn xưa đang hiện lại.
Khói lạnh, hương bay cảm quyện giao tình.
Mấy ngàn năm bề bộn chiến chinh...
Xin Tiên Tổ hãy xét soi: kỷ cương và công lý!
NGƯỜI ĐẤT TỔ HOANG SƠ - TNT
Để được nhìn về hiện tại lung linh.
Giang san anh hùng, văn hóa, hòa bình.
Cờ tổ quốc tung bay trong nắng mới.
Hào khí oai hùng ngàn xưa đang hiện lại.
Khói lạnh, hương bay cảm quyện giao tình.
Mấy ngàn năm bề bộn chiến chinh...
Xin Tiên Tổ hãy xét soi: kỷ cương và công lý!
NGƯỜI ĐẤT TỔ HOANG SƠ - TNT
ẢNH MỚI
NGÀY HỘI THƯ PHÁP
RƯỚC LỄ
BÚT HỌA THƯ PHÁP
CẢM XÚC
XEM HỘI
NHÌN GÌ THẾ CHÁU ƠI ???
VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG
TRƯNG BÀY CÁC TÁC PHẨM THƯ PHÁP
ĐÈN LỒNG NGÀY HỘI
BẠN ĐẾN THAM GIA NGÀY HỘI
LANG THANG NGÀY HỘI
ĐƯỜNG VÀO LỄ HỘI LÚC HOÀNG HÔN
LANG THANG NGÀY HỘI
Lang thang trên đường vào lễ hội:
Tuổi luống thu mây trắng mái đầu,
Tôi ghi nhanh khoảnh khắc trên cầu:
Một ấn tượng đượm nồng hạnh phúc.
Họ đã hiểu vinh quang, tủi nhục,
Thăng trầm nước mắt, máu, lửa, hoa.
Và bằng lòng vui cảnh tuổi già.
Nắng xế chiều sau lưng dần tắt.
Rợp cờ hoa tưng bừng ngút mắt.
Ánh điện màu hòa sắc lung linh.
Ven hồ gươm bao đôi trẻ tâm tình.
Trên đường phố dòng người tấp nập.
Thủ đô anh hùng niềm vui tràn ngập.
Miền Trung thân yêu nước lũ ngập tràn.
Biết bao người đang vật lộn gian nan,
Nhưng không thể dở dang ngày hội lớn.
Trong niềm vui có nỗi buồn lẫn lộn.
Âu cũng là tạo hóa hoang sơ.
Nắng gió bão giông đi, đến bất ngờ.
Xong đại lễ ta lại cùng lặn lội.
Trên mảnh đất chiến tranh và lễ hội
Luôn song hành cùng bom đạn, bão
giông.
Đã coi mình là con Lạc cháu Hồng,
Hãy chấp nhận thương đau cùng hạnh phúc.
Một dân tộc không sống quỳ, chết nhục.
Đừng bao giờ buông khẩu súng, cánh cung.
Hãy nhớ mình là con cháu vua Hùng,
Sẵn sàng đương đầu với thiên tai, địch họa.
I - XÊ BỊ ẨM
CÓ TÂM
VÀ CHỮ TÂM
TÁC NGHIỆP
I - XÊ BỊ ẨM
Nhiều người hỏi tôi như thế này:
“Sao không thấy chú chụp hình lãnh đạo?
Nhiều ảnh đẹp sao không gửi báo
Cho bàn dân thiên hạ cùng xem?...”
Xin trả lời và cảm tạ câu khen:
Khi tổ quốc đang chiến tranh khốc liệt,
Lãnh đạo quên mình xông pha tiền tuyến,
Không thấy ai hỏi giấy phép chụp hình.
Cán bộ, nhân dân thắm thiết, thân tình.
Chụp nhân dân là có hình lãnh đạo.
Khi đất nước đã no cơm, ấm áo,
Mỗi lần cán bộ đến thăm dân,
Mọi nẻo đường dày đặc công an,
Không có giấy, đừng vào khu vực cấm.
Nghệ sĩ đang chỉnh trang tầm ngắm,
Mấy vị dân phòng, bảo vệ quát rất to:
“Anh là ai mà lại dám tò mò?
Có giấy tờ gì không mà chụp hình lãnh đạo?”.
Ngày quốc giỗ hay những ngày lễ hội,
Lý lịch ba đời xem xét kỹ càng,
Vinh dự lắm mới được phép đàng hoàng,
Vào vùng cấm để chụp hình cán bộ.
Đời nghệ sĩ càng thêm nhiều nỗi khổ,
Mới nhất là: “Không được tự do
Mỗi lần chụp hình các vị quan to…”.
Còn vì sao ảnh tôi không gửi báo?
Xin thưa rằng: “Nơi miếng cơm manh áo
Của các nhà ký giả được cấp bằng,
Dù tấm hình chụp lỗi vẫn cứ đăng,
Bất khả kháng mới dùng hình cộng tác…”.
Xin kể thêm chuyện gần đây nhất:
Đại lễ ngàn năm văn hiến Thăng Long-…
Giấy tờ đủ đầy đằng tả, thong dong,
Tôi chững chạc bước vào vùng cấm địa.
Mấy lượt rào ngăn, mấy hàng bảo vệ,
Ngó nghiêng, xét hỏi rất nghiêm minh,
Mới được tự do ghi lại tấm hình
Có gương mặt “những người đày tớ”.
Ra vẻ ta đây, về khoe với vợ.
Chép miệng cười: “Trên vô tuyến thiếu gì!!!”
Chuyện của tôi xin chớ cười khì
Nghệ sĩ nhiều khi: “I – xê bị ẩm…”.
HAI "ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN"
BÊN CÁC NHÀ SƯ CỦA NHÂN DÂN
BẮT DÁNG
GHI HÌNH LƯỢM TIN
KHOẢNH KHẮC XUẤT THẦN
“Sao không thấy chú chụp hình lãnh đạo?
Nhiều ảnh đẹp sao không gửi báo
Cho bàn dân thiên hạ cùng xem?...”
Xin trả lời và cảm tạ câu khen:
Khi tổ quốc đang chiến tranh khốc liệt,
Lãnh đạo quên mình xông pha tiền tuyến,
Không thấy ai hỏi giấy phép chụp hình.
Cán bộ, nhân dân thắm thiết, thân tình.
Chụp nhân dân là có hình lãnh đạo.
Khi đất nước đã no cơm, ấm áo,
Mỗi lần cán bộ đến thăm dân,
Mọi nẻo đường dày đặc công an,
Không có giấy, đừng vào khu vực cấm.
Nghệ sĩ đang chỉnh trang tầm ngắm,
Mấy vị dân phòng, bảo vệ quát rất to:
“Anh là ai mà lại dám tò mò?
Có giấy tờ gì không mà chụp hình lãnh đạo?”.
Ngày quốc giỗ hay những ngày lễ hội,
Lý lịch ba đời xem xét kỹ càng,
Vinh dự lắm mới được phép đàng hoàng,
Vào vùng cấm để chụp hình cán bộ.
Đời nghệ sĩ càng thêm nhiều nỗi khổ,
Mới nhất là: “Không được tự do
Mỗi lần chụp hình các vị quan to…”.
Còn vì sao ảnh tôi không gửi báo?
Xin thưa rằng: “Nơi miếng cơm manh áo
Của các nhà ký giả được cấp bằng,
Dù tấm hình chụp lỗi vẫn cứ đăng,
Bất khả kháng mới dùng hình cộng tác…”.
Xin kể thêm chuyện gần đây nhất:
Đại lễ ngàn năm văn hiến Thăng Long-…
Giấy tờ đủ đầy đằng tả, thong dong,
Tôi chững chạc bước vào vùng cấm địa.
Mấy lượt rào ngăn, mấy hàng bảo vệ,
Ngó nghiêng, xét hỏi rất nghiêm minh,
Mới được tự do ghi lại tấm hình
Có gương mặt “những người đày tớ”.
Ra vẻ ta đây, về khoe với vợ.
Chép miệng cười: “Trên vô tuyến thiếu gì!!!”
Chuyện của tôi xin chớ cười khì
Nghệ sĩ nhiều khi: “I – xê bị ẩm…”.
HAI "ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN"
BÊN CÁC NHÀ SƯ CỦA NHÂN DÂN
BẮT DÁNG
GHI HÌNH LƯỢM TIN
KHOẢNH KHẮC XUẤT THẦN
THÁNG 10/2010
NGƯỜI ĐẤT TỔ HOANG SƠ - TNT
NGƯỜI ĐẤT TỔ HOANG SƠ - TNT
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)